Cao răng là gì?
Cao răng là những mảng bám, cặn vụn thức ăn dư thừa bám dính ở thân răng và nướu răng. Theo thời gian, các mảng bám này bị vôi hóa trở nên cứng hơn, không thể làm sạch bằng cách vệ sinh răng miệng thông thường mà phải nhờ tới sự can thiệp của các dụng cụ nha khoa chuyên dụng.
Có nên lấy cao răng hay không?
- Cao răng thường tích tụ ở trên hoặc dưới lợi. Cao răng trên lợi hình thành từ tuyến nước bọt, bám trên bề mặt răng và xung quanh thân răng có màu vàng nhạt hoặc vàng sẫm. Cao răng dưới lợi (cao răng huyết thanh) bám quanh chân răng, có màu nâu và bị lợi che phủ vì vậy không thể nhìn thấy bằng mắt
thường mà phải thăm khám mới phát hiện được. - Việc đánh răng hàng ngày chỉ có thể làm sạch khoang miệng nhưng không thể loại bỏ hết những mảng bám còn sót lại.
- Lấy cao răng không chỉ mang tới sự thẩm mỹ cho hàm răng, mang đến nụ cười tự tin, rạng rỡ mà còn giúp loại bỏ tới 80% các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng ngược dòng, tiêu xương ổ răng…
- Cao răng hình thành ở mọi độ tuổi, có nhiều tác hại đối với răng miệng.
Quy trình lấy cao răng
Quy trình cạo cao răng được thực hiện chuyên nghiệp với các bước như dưới đây.
1. Thăm khám và tư vấn
Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ và vị trí của cao răng cũng như tình trạng tổng quát của hàm răng.
2. Tiến hành cạo cao răng
Sau khi xác định tình trạng cao răng thì bác sĩ sẽ sử dụng máy siêu âm hiện đại với đầu cạo vôi tinh gọn kết hợp với độ rung của sóng siêu âm len lỏi vào sâu trong kẽ răng và lấy đi phần cao răng. Lúc này sẽ nhẹ nhàng lấy đi phần cao răng ở cổ răng cũng như dưới nướu răng.
3. Làm bóng mặt răng
Khi đã lấy sạch cao răng xong thì bác sĩ sẽ dùng chổi đánh bóng và chất đánh bóng để làm bóng mặt răng. Việc này giúp bề mặt răng sáng bóng và giảm thiểu sự tích lũy của mảng bám vi khuẩn trên răng.
4. Kiểm tra kết quả
Quy trình kết thúc bác sĩ sẽ kiểm tra lại xem cao răng còn không. Nếu còn sót bác sĩ sẽ nhanh chóng loại bỏ sạch. Tuy nhiên, hiện nay với việc áp dụng công nghệ lấy cao răng hiện đại bằng máy siêu âm nên sẽ giúp quá trình diễn ra nhanh chóng, nhẹ nhàng và sạch cao răng hiệu quả.
Hy vọng với những thông tin được cung cấp trên đây, các bạn đã biết lấy cao răng giá bao nhiêu tiền. Đồng thời, qua đó biết được đâu là địa chỉ lấy cao răng uy tín và quy trình lấy cao răng hiệu quả.
5. Tư vấn, hướng dẫn chăm sóc răng miệng
Phương pháp chải răng, lựa chọn bàn chải, kem đánh răng, các loại chỉ nha khoa, tăm chỉ… tùy theo giải phẫu, cấu trúc răng của từng người.
Lấy cao răng có ảnh hưởng gì không?
Lấy cao răng là quá trình sử dụng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng để làm sạch các mảng bám cứng ở răng, ngăn chặn tình trạng hình thành cao răng và các bệnh lý nha khoa nguy hiểm. Nên lấy cao răng theo định kỳ hoặc theo chỉ định của bác sỉ để giúp răng miệng luôn khỏe mạnh. Cụ thể:
- Lấy cao răng 6 tháng/lần đối với các trường hợp như: vệ sinh răng miệng tốt, men răng bóng loáng, cao răng ít.
- Lấy cao răng 3 – 4 tháng/lần khi thường xuyên hút thuốc lá, uống cà phê, bia rượu, vệ sinh răng miệng kém, người có men răng sần sùi, dễ tích tụ các mảng bám ở thân răng và nướu răng.
- Riêng trường hợp bé dưới 10 tuổi, khi lấy cao răng cần phải thăm khám trước và có biện pháp cạo cao răng nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ.
Cạo cao răng thường không đau, không ảnh hưởng tới các mô mềm hay tổn thương men răng. Nhưng tình trạng tổn thương răng nướu vẫn có thể xảy ra nếu các thao tác của Bác sĩ tác động trực tiếp đến má trong, lưỡi… Vì vậy, để hạn chế ê buốt sau khi lấy cao răng, bạn chỉ nên lựa chọn các cơ sở chuyên sâu về răng hàm mặt, địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ Bác sĩ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao cùng trang thiết bị hiện đại.
Cách phòng ngừa cao răng hiệu quả
- Đánh răng đúng cách, sử dụng bàn chải lông mềm, có kích cỡ phù hợp với khoang miệng. Khi chải răng nên điều chỉnh lực tay vừa đủ, đặt bàn chải xoay tròn hoặc dọc.
- Chải răng ngày 2 lần, buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Nên dùng kem đánh răng chứa Fluoride nhằm giúp phục hồi những hư tổn ở men răng và hạn chế hình thành cao răng.
- Sử dụng các loại nước súc miệng, nước muối sinh lý hoặc chỉ nha khoa để diệt khuẩn, làm sạch các mảng bám còn sót lại.
- Hạn chế ăn thức ăn dẻo, nhiều đường và các loại nước uống có ga, chứa nhiều axit, thức uống làm răng xỉn màu như trà, cà phê, bia, rượu.
- Bổ sung các loại rau củ quả nhiều vitamin, chất xơ vào chế độ ăn uống hằng ngày.
- Thăm khám theo định kỳ 3-6 tháng/lần.